xu hướng chuyển dịch số ngành dược

Sau khi trải qua hai năm ứng phó với đại dịch Covid-19, thị trường ngành dược đã sản sinh những xu thế mới để đáp ứng nhu cầu của con người trong và sau đại dịch.

Ngoài những doanh nghiệp có được lợi nhuận từ việc sản xuất các vật tư cung ứng cho người dân trong thời dịch, một số doanh nghiệp dược vừa và nhỏ ghi nhận biểu đồ lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng. Vậy xu hướng chuyển dịch ngành dược Việt Nam là gì? Đâu là xu hướng phát triển mà các công ty dược cần đáp ứng để phát triển bền vững? Hãy cùng Medlink tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xu hướng chuyển dịch ngành dược trong sản xuất 

Với ngành dược, khâu sản xuất luôn đóng vai trò tiên quyết của quá trình phát triển. Những xu thế trong sản xuất hiện nay đều cần thích nghi với điều kiện phát triển của thế giới như chuyển đổi sản xuất thủ công sang sử dụng máy móc tự động hóa, nâng cao chất lượng sản xuất các loại dược phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế,…

Xu hướng sản xuất dược phẩm ứng dụng công nghệ 4.0

Xu hướng chuyển dịch trong sản xuất dược phẩm
Xu hướng chuyển dịch trong sản xuất dược phẩm

Tích hợp công nghệ cao trong dây chuyền sản xuất dược phẩm

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 không một ngành nghề nào bỏ qua cơ hội chuyển đổi số do có sự thích ứng và cho ra năng suất cao gấp nhiều lần với các dây chuyền thủ công. Đây cũng là xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ nhất trong ngành dược phẩm.

Một số quy trình được chú trọng như Process Analytical Technology (PAT – Công nghệ phân tích quy trình trong sản xuất ). Công nghệ này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xác định là một dạng cơ chế để phân tích và kiểm soát các quy trình trong sản xuất dược phẩm.

Đây là phương thức được sử dụng nhiều tại các tập đoàn dược phẩm nổi tiếng. Cách vận hành nói đơn giản sẽ được thực hiện như sau: Một hệ thống tích hợp hàng trăm hoặc lên đến hàng nghìn những thiết bị kết nối thông minh “nhúng” (embedded) vào những khâu sản xuất, nhằm lựa chọn, thống kê những dữ liệu, thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng nhất theo thời gian thực.

Một ví dụ cụ thể là đối với nhà máy sử dụng hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) trong khâu kiểm tra chất lượng thay cho các phương thức kiểm tra do con người thực hiện.

Tại đây nhà máy sẽ sản xuất liên tục sản phẩm mà không cần phải tách lô do các hệ thống PAT và SCADA sẽ chủ động kiểm soát chất lượng mẫu sản phẩm mà không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Tiếp đó các hệ thống này sẽ sử dụng công cụ có tên Machine to Machine Communication để có khả năng giao tiếp hay truyền dữ liệu máy chủ quản lý do con người điều khiển.

Ứng dụng thuật toán đám mây trong quản lý sản xuất

Từ lâu việc quản lý các công đoạn trong sản xuất bằng các giấy tờ đã gây khá nhiều những rắc rối cho các công ty. Do mỗi công đoạn cần tới một khối lượng khổng lồ dữ liệu cần phải sắp xếp nên việc thực hiện trên giấy tờ dễ gây nhầm lẫn. Không những vậy, mỗi năm, các công ty phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để in ấn, quản lý lượng hồ sơ này, những số lượng lưu trữ không thể quá nhiều được.

Giải pháp tiến tiến nhất hiện nay được nhiều công ty lựa chọn là sử dụng “thuật toán đám mây” hoặc các “chuỗi khối” ( Blockchain ). Lượng lưu trữ có thể tùy vào lựa chọn của từng doanh nghiệp, việc liên kết các dữ liệu được nhập đều được thực hiện trên máy tính và ghi lại trong thời gian thực.

Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là việc các công ty phải bảo đảm được nguồn nhân lực chất lượng cao và các hệ thống máy tính, đường truyền mạng ổn định để có thể xây dựng một nơi lưu trữ, đảm bảo “toàn vẹn“ những thông tin bảo mật của một doanh nghiệp.

Xu hướng nghiên cứu sản xuất thuốc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Theo báo cáo của Cục quản lý dược phẩm, Bộ Y tế, cho tới thời điểm hiện tại cả nước có 222 nhà máy sản xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP – WHO ( Tiêu chuẩn Thực hành tốt – Good Manufacturing Practices ).

Trong đó chỉ có 6 nhà máy đủ điều kiện để sản xuất và cung ứng ra thị trường toàn quốc 10 loại vắc xin, thuộc khuôn khổ chương trình “Tiêm chủng mở rộng”, 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu gốc cho thuốc ( Nanogen, Novaglory, Bắc Ninh),…

Trong thời kỳ đại dịch vừa qua, tuy lượng thuốc và vật tư y tế đủ để cung ứng cho người dân nhưng với tầm nhìn xa hơn là ghi tên Việt Nam lên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới lại là một quá trình dài.

Các yêu cầu theo chuẩn của quốc tế với dược phẩm rất khắt khe
Các yêu cầu theo chuẩn của quốc tế với dược phẩm rất khắt khe

Vẫn còn một số tình trạng cần khắc phục như dây chuyền sản xuất thô sơ, kém hiệu quả, không đáp ứng đủ điều kiện theo chuẩn quốc tế. Một số loại thuốc không có giá trị trong y học. Hàng giả, hàng nhái tràn lan khiến người mua lạc vào ma trận thuốc. Các loại biệt dược, thuốc chuyên khoa đặc trị theo phương pháp bào chế vẫn cần phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Vì vậy trong Tờ trình “ Về việc ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, một xu hướng chuyển dịch được nhà nước định hướng cho các công ty sản xuất dược là đảm bảo xây dựng và nâng cấp các cơ sở, nhà máy để có khả năng tìm kiếm đối tác cung ứng, hợp tác hình thành định hướng sản xuất các loại thuốc tiêu chuẩn đáp ứng đủ điều kiện của EU-GMP, PICs-GMP.

Đầu tư, nâng cao chất lượng nghiên cứu, bước đầu hình thành những định hướng về dược phẩm cho khâu sản xuất.

Xu hướng chuyển dịch phân phối ngành dược phẩm

Phân phối dược phẩm sau đại dịch và trong thời kỳ kinh tế số lên ngôi đã tạo ra những bước chuyển đổi lớn, không chỉ từ phía người bán mà người mua cũng có những nhu cầu mới.

Xu hướng chuyển đổi từ kênh bán hàng ETC sang OTC

Định hướng phân phối dược phẩm đều có tính hướng tới việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường thế giới. Vậy đâu là cách người dùng muốn tiếp cận với thuốc là điều mà nhiều người băn khoăn.

Theo khảo sát các doanh nghiệp đang có định hướng chuyển từ các kênh bán hàng đấu thầu , bán buôn ( gọi tắt là ETC) sang hình thức phân phối cho tại kênh bán trực tiếp ở các cửa hiệu thuốc được trang bị số hóa (OTC).

Nhất là tại thị trường nội địa của Việt Nam, sau năm 2013, các quy định của nhà nước về đấu thầu liên quan đến phân phối thuốc được thay đổi, kênh phân phối OTC lại càng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Năm 2021, tỷ trong bán hàng của OTC đạt khoảng 80% và 20% là của ETC. Đủ thấy sức hấp dẫn từ kênh phân phối này.

Xu hướng này được tác động từ tác động của đại dịch cũng như việc công nghệ đã dần thâm nhập vào cuộc sống của mọi người dân.

Số hóa các kênh phân phối dược phẩm

Hiện tại Việt Nam có đến hơn 3000 công ty dược nên rất khó để có được những khách hàng nếu chỉ dùng phương pháp bán truyền thống, nhất là khi người dùng trở nên quen thuộc với việc mua sắm trên các trang thương mại điện tử, thì doanh nghiệp nào nhanh chóng chuyển đổi số các kênh phân phối của mình sẽ có được thành công trước tiên.

Số hóa các kênh phân phối để thúc đẩy tăng doanh số tiêu thụ
Số hóa các kênh phân phối để thúc đẩy tăng doanh số tiêu thụ

Trước hết là doanh nghiệp cần nắm bắt các nhu cầu thực tế từ người dùng, chuyển đổi quyền cho người dùng, và áp dụng công nghệ vào những bước cần thiết để tiếp cận tới tay người mua dễ hơn.

Xu hướng marketing trong ngành dược phẩm

Marketing không còn quá xa lạ với các ngành kinh doanh. Tuy nhiên đâu là xu hướng marketing được ưa chuộng dùng cho ngành sản xuất thuốc, vật tư y tế, lại là điều được đánh dấu hỏi rất lớn. Cùng Medlink tìm hiểu những xu hướng chuyển dịch ngành dược phẩm trong lĩnh vực Marketing ngay.

Doanh nghiệp sẽ thu thập lượng dữ liệu và thông tin từ người dùng, sau đó các marketers sẽ xác định ngay nhu cầu của khách hàng để đưa ra phương án lựa chọn tối ưu nhất.

Muốn cạnh tranh với nhiều bên chăm sóc sức khỏe, đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến nhu cầu thiết yếu và xu hướng của người dùng.

Một phương pháp được nhiều công ty sử dụng là tạo lập nhưng trung tâm nội dung tư vấn cho người dùng, cung cấp thêm thông tin để định hướng và hiểu được người dùng đang muốn gì.

Sau đại dịch Covid –19, hầu hết người bệnh đã quen với việc được chăm sóc bởi các bác sĩ, chuyên gia từ trên chính chiếc điện thoại của mình.

Các công ty có thể sử dụng website, app,… để hình thành hồ sơ khám bệnh cho người dùng, sau đó cung cấp dịch vụ tư vấn có phí hoặc miễn phí từ các bác sĩ, chuyên gia. Và cũng từ các kênh khám bệnh này, doanh nghiệp có thể tận dụng để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của mình.

Medlink – Giải pháp dành cho các công ty dược

Hiểu được rõ nhu cầu cần được kết nối với khách hàng của các doanh nghiệp, Medlink đã cho ra một nền tảng để kết nối, xây dựng mô hình B2B2C của ngành dược phẩm, được nhiều doanh nghiệp “chọn mặt gửi vàng”.

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc tạo lập một hệ sinh thái liên kết giữa ba bên: Công ty dược – Nhà thuốc/ phòng khám/ bệnh viện – người tiêu dùng.

Xem thêm: Giải pháp tìm kiếm khách hàng B2B hiệu quả cho công ty dược

Medlink là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp dược có thể quản lý toàn diện, tinh giảm nguồn nhân lực và tối ưu hóa lượng chi phí vận hành trong các khâu sản xuất.

Một số ứng dụng của Medlink dành cho các công ty dược phải kể đến như:

  • Mở rộng kênh phân phối & điểm bán
  • Chăm sóc khách hàng với hệ thống Loyalty
  • Chuyển dịch mô hình phân phối B2B2C
  • Giải pháp truyền thông Marketing toàn diện
  • Tích hơp ZALO OA, SMS Brandname
  • Hỗ trợ trình dược viên quản lý lượng thuốc, thúc đẩy doanh số với các chiến lược khuyến mại phù hợp

Với những chia sẻ của Medlink trong bài viết này. Hy vọng các doanh nghiệp có khả năng định hướng được lối đi riêng cho doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với Medlink ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Leave a Comment

Địa chỉ: P.305 – 306, Tầng 3, TTTM tòa 48B Keangnam,  Đường Phạm Hùng, P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm,  Hà Nội

Hotline: 0969 191 355

Email:  sales@medlink.vn

Dịch vụ

Chính sách

Liên hệ