Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam

Công nghiệp Dược phẩm Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự chuyển đổi thích ứng với công nghệ và xu hướng mua hàng mới của người tiêu dùng từ phía doanh nghiệp. Nhất là sau đại địch Covid-19, nhu cầu mua hàng trực tuyến, hay bất cứ hoạt động nào của con người cũng gắn với những thiết bị công nghệ. Vậy đâu là hướng chuyển đổi tốt nhất cho các công ty dược phẩm? Hãy cùng Medlink tìm lời giải đáp ngay hôm nay bạn nhé!

Chuyển đổi số trong ngành dược phẩm là gì?

Được hiểu là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên với doanh nghiệp dược, quá trình này không chỉ diễn ra với khâu quản lý sản xuất mà còn bao trùm hầu hết từ bước tiếp cận, tư vấn, chăm sóc khách hàng cho đến phân phối sản phẩm,…

Những công nghệ của thời 4.0 thường xuyên góp mặt trong các chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp dược bao gồm: Cloud Computing (điện toán đám mây), Big Data (dữ liệu lớn), Internet of Thing (Internet vạn vật) và công nghệ AI,…. Đều là những gợi ý không tồi cho các kế hoạch của công ty dược phẩm.

Xem thêm: Xu hướng chuyển dịch ngành dược – Giải pháp nào dành cho công ty dược

Ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số với doanh nghiệp dược phẩm

Khi đại dịch đang ở giai đoạn cao trào và những chỉ thị không tiếp xúc được ban hành, ngành dược phẩm đã được đẩy mạnh chuyển đổi số, tích hợp công nghệ phục vụ khám chữa bệnh. Sau dịch, Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp nối tiếp đà chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số có ý nghĩa và vai trò như thế nào?

Ý nghĩa của quá trình chuyển đổi số với doanh nghiệp dược

Ý nghĩa lớn nhất là góp phần hoàn thiện hệ sinh thái số trong ngành y tế. Khám chữa bệnh từ xa đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam, tuy nhiên khâu chữa bệnh và phân phối thuốc đến tay người dùng vẫn còn vận hành trực tiếp, dẫn đến vòng tròn quản lý chưa thực sự hoàn thiện.

Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để kể cả những người dân từ vùng xa có thể tiếp cận nguồn phân phối thuốc tại các bệnh viện, công ty dược phẩm uy tín. Giải pháp duy nhất chỉ có phương pháp chuyển đổi số ngành dược phẩm, cũng là bước khép kín vòng tròn cho hệ sinh thái số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Chuyển đổi số ngành dược cũng có ý nghĩa gián tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao vị trí trung tâm chất lượng và kết quả sử dụng thuốc của người bệnh, lấy đó làm thước đo đánh giá chất lượng của dược phẩm.

Vai trò của chuyển đổi số với doanh nghiệp dược

Chuyển đổi số là vấn đề quan trọng hàng đầu với sự phát triển của doanh nghiệp dược phẩm. Dưới đây là một số vai trò của chuyển đổi số trong hoạt động vận hành doanh nghiệp.

Ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số với doanh nghiệp dược phẩm
Ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số với doanh nghiệp dược phẩm

Khi tích hợp các phần mềm quản lý, doanh nghiệp có thể xây dựng một kho dữ liệu khổng lồ về thông tin khách hàng, sản phẩm, doanh thu,…. giúp công việc quản lý, sử dụng thông tin một cách dễ dàng.

Không những vậy, còn tiết kiệm một khoản chi phí về giấy tờ, văn bản cho doanh nghiệp.

Không chỉ riêng với Dược phẩm, Digital Transformation (chuyển đổi số) còn là công cụ cạnh tranh của nhiều công ty, doanh nghiệp. Thương hiệu nào thúc đẩy quá trình này thành công, sẽ nắm được phần thắng cao hơn những đối thủ trên thương trường.

Điều này có thể hiểu vì trong thời đại mà smartphone, công nghệ là những thứ không thể tách rời, tiếp cận thương hiệu nhanh hơn, thu hút hơn là yếu tố quyết định hơn nửa phần thắng.

Theo Accenture, có tới 91% số khách hàng của ngành dược cho biết họ sẽ mua sản phẩm tại những thương hiệu biết cách tiếp thị qua các kênh số hóa.

Thực chất, đâu là kênh hiểu được nhu cầu của người mua hàng, biết được những thông tin về họ, sẽ có khả năng trở thành bên cung cấp sản phẩm cho họ. Điều này hoàn toàn không thể làm được nếu doanh nghiệp dược không chuyển đổi số.

Chuyển đổi số có khả năng gắn kết các nhân viên và các phòng ban với nhau. Do các phần mềm thường liên kết các nhiệm vụ của nhiều phòng thành một chuỗi không độc lập. Nhờ đó cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc.

Vai trò này có thể thấy rõ qua một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Ví dụ đối với quá trình sản xuất, các quản lý phát hiện trực tiếp những lỗi trong khâu sản xuất để kịp thời khắc phục bằng công nghệ thực tế ảo mà không cần đến trực tiếp các xưởng sản xuất.

Các hệ thống cũng sẽ nhập trực tiếp ngày giờ, số lượng nhân sự, thành phẩm sau sản xuất,… lên hệ thống quản lý chung. Dễ dàng trong quản lý, tiết kiệm thời gian và công sức là điều có thể thấy rõ.

Quy trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp được tại Việt Nam

Với những vai trò cùng ý nghĩa lớn với hiệu quả hoạt động của công ty dược phẩm như trên, chuyển đổi số là một trong những điều mà nhiều doanh nghiệp luôn muốn thực hiện. Để các bạn hình dung rõ hơn quá trình này, Medlink sẽ gói gọn các công đoạn chuyển đổi số qua ba bước dưới đây:

Quy trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp được tại Việt Nam
Quy trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp được tại Việt Nam

Bước 1: Thay đổi tư duy và hình thức bán hàng

Xây dựng và sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số bằng những bước cơ bản nhất tại những khâu sau:

  • Các hoạt động trong bán lẻ, phân phối dược phẩm
  • Tiếp thị các khâu được chuyển đổi số của đến khách hàng
  • Thiết lập các kênh bổ trợ cho quá trình số hóa
  • Ứng dụng một số phần mềm bán hàng (POS); Chăm sóc, khai thác khách hàng (CRM); Kênh tư vấn trực tuyến;

Bước 2: Tăng cường chuyển đổi vận hành bằng công nghệ

Đây là bước chuyển đổi số nâng cao. Có thể thấy rõ trong các khâu như bán hàng, nhập/ xuất dữ liệu nội bộ, tổng hợp và quản lý thông tin đều được thực hiện qua một phần mềm công nghệ chung. Các dữ liệu đám mây cũng được hình thành nhiều hơn.

Một số những phương pháp tối ưu tại bước này cho doanh nghiệp dược thường thấy như: Ứng dụng các hệ thống loyalty thông minh; Tự động hóa các bước trong vận hành; Marketing triển khai trên các nền tảng số.

Bước 3: Hoàn thiện chuyển đổi toàn diện trong vận hành

Là bước cuối cùng trong khâu chuyển đổi số, cũng là bước đột phá để dự báo những hướng đi mới cho doanh nghiệp.

Tại bước chuyển đổi này, các doanh nghiệp dược cần nắm chắc được cho mình một vị trí trong các nền tảng bán hàng, các kênh tiếp thị thịnh hành, phân tích đa dữ liệu bằng AI, giải pháp tự động hóa chăm sóc khách hàng, phân phối và giao hàng tận nơi,…

Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp dược Việt Nam

Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp dược Việt Nam
Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp dược Việt Nam

Tối ưu vận hành để mở rộng thị phần sau chuyển đổi số

Khi doanh nghiệp dược đã có sự vận hành ổn định với các bước chuyển đổi số, thì việc tối ưu hóa là quá trình then chốt không thể bỏ qua. Việc mà các nhà điều hành cần làm là ứng dụng linh hoạt trong các khâu từ sản xuất, phân phối và tiếp thị.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Kể cả khi đã mở rộng được thị phần, hay nâng cao chất lượng,…. thì yếu tố sống còn với một sản phẩm dược vẫn là đánh giá từ trải nghiệm của khách hàng. Nếu khiến khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm của thương hiệu, mức độ cạnh tranh đương nhiên không những luôn được bảo đảm mà còn được nâng lên nhanh chóng.

Trải nghiệm của khách hàng vẫn quan trọng nhất đối với sự sống còn của doanh nghiệp

Các thương hiệu dược phẩm hoàn toàn có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng trực tiếp thông qua các nền tảng social media hay các phản hồi về chatbot, email,…Sau đó tổng hợp, quản lý, đánh giá, đo lường trải nghiệm khách hàng sau đó khắc phục những yếu kém còn tồn đọng.

Mở rộng mô hình kinh doanh

Một ví dụ điển hình cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ứng dụng chuyển đổi số là thay thế mô hình B2B sang B2B2C bằng phần mềm Medlink.
Trước đây với mô hình B2B, các nhà sản xuất dược chỉ chú trọng đến các giai đoạn sản xuất, tức là chỉ có mối quan hệ giữa nhà sản xuất và bên phân phối, bán lẻ thành phẩm mà không quan tâm vào những trải nghiệm của khách hàng.

Sau một khoảng thời gian, B2B đã bộc lộ những yếu điểm rõ ràng. Thương hiệu dược phẩm không chỉ để lại những ấn tượng xấu cho khách hàng vì không thay đổi chất lượng, không lắng nghe ý kiến người dùng,…gây nên thất thu cho thương hiệu.

Để khắc phục tình trạng này, các thương hiệu dược đã bắt tay với Medlink, để hình thành mô hình Business To Business To Customer (B2B2C). Đây là hình thức kinh doanh có sự liên kết ba bên là: Nhà sản xuất – Doanh nghiệp – Khách hàng.

Thông qua nền tảng quản lý mà Medlink cung cấp, những vấn đề khúc mắc giữa các bên đều được giải quyết nhanh chóng. Điều này đã khắc phục được triệt để những thiếu sót của mô hình B2B thường thấy.

Quy mô kinh doanh cũng vì thế mà được mở rộng hơn. Đây là kết quả tích cực khi quá trình số hóa vận hành trong công ty dược được thực hiện.

Medlink – giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp dược phẩm

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp dược phẩm nhưng chưa có kinh nghiệm chuyển đổi số trong ngành, hay chưa tìm ra phương hướng tốt nhất để số hóa vận hành. Đừng lo hãy liên hệ ngay với Medlink để có được sự tư vấn và những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp như:

  • Kết nối trực tiếp với công ty dược – nhà thuốc – người tiêu dùng
  • Quản lý sản phẩm thuốc theo danh mục, phân loại dễ kiểm soát
  • Kiểm soát thuốc trong kho, lượng hàng hóa xuất – nhập chính xác
  • Cảnh báo thuốc sắp hết hạn, cận date
  • Báo cáo doanh thu, lợi nhuận chi tiết
  • Quản lý hoạt động kinh doanh vận hành nhà thuốc mọi lúc, mọi nơi

Nếu có bất cứ vấn đề nào về ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam với phần mềm Medlink, hãy liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ ngay.

Leave a Comment

Địa chỉ: P.305 – 306, Tầng 3, TTTM tòa 48B Keangnam,  Đường Phạm Hùng, P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm,  Hà Nội

Hotline: 0969 191 355

Email:  sales@medlink.vn

Dịch vụ

Chính sách

Liên hệ