Chiến lược Marketing cho sản phẩm dược mới

Kinh doanh dược phẩm là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Tại VIệt Nam, thị trường dược phẩm được đánh giá là sôi động và doanh thu toàn ngành đang nằm ở mức tăng trưởng lớn. Vậy trong một thị trường có rất nhiều hãng dược như hiện nay, doanh nghiệp cần quảng bá và tiếp thị sản phẩm như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Medlink sẽ giải đáp ngay câu hỏi này cho bạn, hãy theo dõi nhé!

Marketing sản phẩm thuốc là gì?

Marketing sản phẩm thuốc là sự kết hợp giữa Marketing thương hiệu dược phẩm và các kiến thức cơ bản liên quan đến loại bệnh mà sản phẩm hướng tới.Tiếp thị lĩnh vực này đòi hỏi đảm bảo những thông tin chính xác về loại bệnh như cơ chế, triệu chứng, tâm lý người bệnh,…

Marketing cho sản phẩm thuốc mới
Marketing cho sản phẩm thuốc mới

Các bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm dược mới

Trong bài viết này, Medlink sẽ gợi ý cho bạn một số điểm cần có trong chiến lược tiếp thị sản phẩm thuốc mới, hãy “bỏ túi” cho mình thông tin cần thiết nhé!

Các bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm dược mới
Các bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm dược mới

Thấu hiểu sản phẩm là bước đầu tiên mà mọi marketer phải triển khai khi bắt đầu một chiến lược tiếp thị. Vì khi người làm tiếp thị thực sự hiểu sản phẩm mới có thể truyền đạt được cho người dùng hiểu công dụng và cơ chế chữa trị của loại thuốc mà mình đang bán.

Bản chất của marketing thuốc là làm cầu nối giữa sản phẩm thuốc với khách hàng. Mục đích cuối cùng là để thật nhiều khách hàng biết đến sản phẩm này và đưa ra quyết định mua mặt hàng.

Một quảng cáo cho dù có đầu tư về mặt thẩm mỹ lớn đến đâu vẫn phải dựa vào yếu tố mà sản phẩm đang có. Nếu chiến lược marketing không diễn tả được những yếu tố thành phần, công dụng, lợi ích,… sẽ khiến người nghe, người xe cảm thấy nhàm chán và có ấn tượng không tốt về sản phẩm.

Càng hiểu rõ sản phẩm, kế hoạch tiếp thị càng rõ ràng, tỷ lệ tiếp cận với khách hàng càng cao. Điều này dễ hiểu do một chiến lược có nội dung cụ thể về sản phẩm thuốc sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy an tâm và tin tưởng thương hiệu hơn.

Cũng giống các ngành sản xuất khác, dược phẩm là thị trường có nhiều phân khúc và thị phần về khách hàng đa dạng. Một chiến dịch tiếp thị không thể hướng đến toàn bộ phân khúc khách hàng, do họ chỉ quan tâm đến loại thuốc có thể chữa trị hoặc bồi bổ cho loại bệnh và nhu cầu của họ.

Ví dụ như: Thuốc trị gan nhiễm mỡ hoàn toàn không thể tiếp thị cho những người bị viêm họng. Hay những người chỉ quan tâm đến thuốc tiêu sỏi sẽ không nhớ đến thương hiệu bồi bổ xương khớp,…

Bất kỳ sản phẩm nào khi trong quá trình nghiên cứu cũng có định hướng khách hàng. Những điều căn bản nhất như nó được sản xuất cho ai ? Nhằm phục vụ cho đối tượng nào? đều phải được nắm vững

Hiện nay mỗi năm đều có những công ty dược phẩm mới được ra đời, vậy nên việc trùng loại thuốc là điều thường gặp. Để chiếm được ưu thế hơn trong quá trình bán hàng, các marketer cần nghiên cứu kỹ những chiến lược tiếp thị của đối thủ để tìm được lỗ hổng và khắc phục cho chiến lược quảng bá sản phẩm công ty mình.

Một điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing, bạn không nên đạo hoặc bắt chước những ý tưởng quảng bá đã có, cần tạo dựng một thương hiệu, một lối đi riêng biệt mới có thể khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu.

Mỗi chiến lược tiếp thị đều hướng đến mục đích cuối là đưa tên tuổi thương hiệu tiếp cận với khách hàng có tiềm năng.

Bạn cần xác định rõ tham vọng cuối cùng của doanh nghiệp với sản phẩm này là gì ? Tiếp đó là thực hiện những bước nào để có được thành quả đó ? Mức độ phổ biến của thương hiệu phải đạt được mức độ nào ? Và nên nhớ được các bước tiến hành một chiến lược tiếp thị.

Bên cạnh mục đích, ngân sách cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch marketing như thế nào. Trước khi xây dựng kế hoạch tiếp thị cho sản phẩm thuốc mới; bạn phân bổ ngân sách cho từng hoạt động và dự trù kinh phí cho các hoạt động trong kế hoạch.

Chiến lược càng lớn, ngân sách càng cao, theo cùng với đó, hiệu ứng từ kế hoạch cũng sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của ngân sách. Tuy nhiên do thuốc là sản phẩm có nhiều đặc thù nên bạn nên xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Marketing là một công cụ tiếp thị có tính đa dạng. Một sản phẩm có thể dùng nhiều thể loại marketing khác nhau trong cùng một lúc.

Với phương thức truyền thống thì có đăng tải bài trên báo chí, tivi, hội thảo, hoặc tổ chức sự kiện, radio,…. tuy nhiên những phương thức này vừa cần kinh phí lớn, vừa không đạt được hiệu quả nếu đối tượng khách hàng là giới trẻ.

Thay vào đó, một số phương pháp khác như Social Networking, Search engine Marketing (2 công cụ là Adword và SEO), Website Marketing, Email Marketing, Viral Marketing, Mobile Marketing, lại ngày càng chứng minh sức nóng của mình. 

Tùy vào các điều kiện và mục đích được đề ra, các marketer sẽ lựa chọn một phương pháp tiếp thị phù hợp với sản phẩm thuốc của doanh nghiệp mình.

Khi đã hoàn thành xây dựng một kế hoạch tiếp thị, việc đầu tiên là Marketer phải bắt tay ngay vào công việc.Một số doanh nghiệp lớn sẽ có nhân sự riêng cho bộ phận tiếp thị để đánh giá và phân tích chiến lược đó.

Nếu doanh nghiệp bạn không có đội ngũ chuyên biệt cho mảng này, bạn có thể tham khảo ứng dụng Medlink cho quản lý và đánh giá chiến lược Marketing.

Những lưu ý quảng bá sản phẩm thuốc mới hiệu quả

Những lưu ý quảng bá sản phẩm thuốc mới hiệu quả
Những lưu ý quảng bá sản phẩm thuốc mới hiệu quả

Định vị thương hiệu trên thị trường thuốc

Giá trị của một thương hiệu được thể hiện qua vị thế của sản phẩm của nhãn hàng đó trên thị trường. Một thương hiệu lớn có khả năng chiếm được lòng tin, thu hút khách hàng mới. 

Cũng vì lý do này mà trong chiến lược tiếp thị của bất cứ công ty nào cũng đều có ý nghĩa chiến lược và những mục đề xuất liên quan đến vấn đề định vị thương hiệu cho sản phẩm.

Kết nối cộng đồng ngành dược

Theo các thống kê của Tổ chức y tế Thế giới, các cộng đồng ngành Dược có khả năng tiếp cận với khách hàng tốt hơn với các cá thể ngành Dược đơn lẻ. 

Các doanh nghiệp Dược có khả năng tạo ra một hệ sinh thái khép kín giữa những tổ chức dược phẩm nhằm thu hút cả sự đầu tư trong và ngoài nước. 

Xem thêm: Tổng hợp các bài quảng cáo sản phẩm mới ấn tượng cho ngành dược phẩm

Medlink – Quản lý hiệu quả chiến dịch quảng bá 

Xây dưng chiến lược Marketing cho công ty dược yêu cầu cần có sự nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược tiếp thị, theo dõi và triển khai các chiến dịch quảng bá phù hợp. Những công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và nhân lực của doanh nghiệp.

Một trong những giải pháp tối ưu hiệu quả mà doanh nghiệp không thể bỏ qua đó chính là Medlink. Medlink mang đến cho các công ty dược giải pháp Marketing – mở rộng kênh phân phối hiệu quả với nhiều tính năng tiện ích như:

  • Data analytics giúp phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường dược phẩm.
  • Hệ thống Loyalty giúp phân loại, và triển khai các chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả.
  • Đào tạo điểm bán về kiến thức sản phẩm, công ty qua các khoá học trực tuyến.
  • Hỗ trợ triển khai truyền thông nhãn hàng qua các sự kiện, hội thảo,…
  • Hỗ trợ trình dược viên kiểm soát lượng thuốc tồn đọng trong nhà thuốc, tình hình cụ thể của các điểm bán.

Để biết thêm những thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với Medlink để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết. Medlink hy vọng có thể đồng hành trên chặng đường chuyển đổi số tăng tốc, thúc đẩy doanh thu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

  • P.305 – 306, Tầng 3, TTTM tòa 48B Keangnam, Đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Email: sales@medlink.vn
  • Hotline: 0969.191.355

Leave a Comment

Địa chỉ: P.305 – 306, Tầng 3, TTTM tòa 48B Keangnam,  Đường Phạm Hùng, P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm,  Hà Nội

Hotline: 0969 191 355

Email:  sales@medlink.vn

Dịch vụ

Chính sách

Liên hệ