Các phong cách lãnh đạo giúp thúc đẩy doanh thu nhà thuốc hiệu quả

Phong cách lãnh đạo được nhắc đến là một trong những yếu tố quyết định một người đứng đầu tốt hoặc tệ. Vậy thực chất phong cách lãnh đạo là gì? Nên xây dựng phong cách lãnh đạo như nào? Ứng dụng thực tế trong quản lý dược phẩm ra sao ? Hãy tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên trong bài viết này cùng Medlink ngay thôi nào

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách thức một lãnh đạo thực hiện để quản lý, điều hướng các kế hoạch phát triển doanh nghiệp và dẫn dắt, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Dưới góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo là cách thức và các phương pháp tiếp cận được thực hiện bởi các hành động, tác phong, lời nói và các ngụ ý của lãnh đạo của họ.

Mỗi một lãnh đạo sẽ có một phong cách riêng, hoặc kết hợp nhiều phong cách tùy vào môi trường và tình huống mà họ cần xử lý. Phong cách quản lý cũng là thói quen xử lý công việc của riêng từng người, khiến họ cảm thấy thoải mái, để giải quyết được tình huống một cách trau chuốt nhất.

Vai trò của phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo được xem là yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp đến mức độ thành công của hoạt động trong doanh nghiệp. Cụ thể cách quản lý tốt sẽ đem lại hiệu quả thành công của cả một bộ máy từ quá trình cho đến doanh số, lợi nhuận đạt được.

Lãnh đạo là người trực tiếp đưa ra định hướng cho đội nhóm
Lãnh đạo là người trực tiếp đưa ra định hướng cho đội nhóm

Cũng có thể nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống các quy tắc quản lý nhân sự, hoạt động của đội nhóm trong doanh nghiệp có thể là dạng nội quy thành văn hoặc nội quy truyền miệng giữa các nhân viên.

5 Phong cách lãnh đạo thúc đẩy doanh thu nhà thuốc hiệu quả

Mỗi lãnh đạo sẽ có cách nhìn nhận và hướng quản trị riêng. Tuy nhiên thông dụng trong các môi trường công sở hiện nay có 5 kiểu phong cách và những ưu, nhược điểm riêng biệt của từng phong cách

Phong cách lãnh đạo định hướng

Là dạng phong cách thích hợp sử dụng trong thời gian doanh nghiệp cần sự chuyển biến lớn để vươn lên. Có thể là thời điểm quan trọng quyết định thành bại của cả một tập thể, một cú “bứt phá” quan trọng.

Cốt lõi của phong cách này hướng đến việc lãnh đạo phải là người dẫn đường, hướng tất cả thành viên trong doanh nghiệp đến một viễn cảnh, một đích đến chung.

Tuy nhiên nếu tập thể doanh nghiệp gồm những cá nhân xuất sắc, có tầm hiểu biết rộng, thậm chí cao hơn mức hiểu biết của lãnh đạo, thì người dẫn đầu phải thận trọng và cần đầu tư tìm hiểu kỹ về từng thành viên mà họ đang dẫn dắt.

Ưu điểm là khả năng phát triển, đột phá cực tốt. Mỗi cá nhân sẽ được tự do phát triển mà không chịu bất cứ giới hạn quy định nào từ cấp trên.

Nhược điểm nằm ở chỗ phương pháp quản trị này đòi hỏi một người lãnh đạo tận tâm với công việc, nắm vững những kiến thức chuyên môn cao, một tầm nhìn rộng và kỹ năng thuyết phục người nghe tốt.

Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới đứng quầy bán thuốc từ A-Z

Phong cách lãnh đạo định hướng

Đây là dạng phong cách thường thấy tại môi trường công sở, mỗi cá nhân sẽ được phát triển những thế mạnh riêng để phục vụ mục đích của tổ chức, doanh nghiệp.

Ưu điểm là nhân viên được trau dồi năng lực cá nhân, có mục tiêu và những bậc phát triển tốt nhất cho bản thân và tổ chức.

Nhược điểm: Khi sử dụng cách thức quản trị này, lãnh đạo thường xem xét những chi tiết trong phần trách nhiệm cá nhân của thành viên trong đội nhóm, dễ gây tình trạng áp đặt, khiến nhân viên cảm thấy tự ti với khả năng của mình.

Phong cách lãnh đạo dẫn đầu

Đây là dạng phong cách được các doanh nghiệp lớn hoặc đã thành công trong một số dự án trước đó sử dụng. Do đã có động lực, hướng phát triển, cùng với những kỹ năng thực nghiệm trước đó nên lãnh đạo thường đề ra những mục đích cần kết quả nhanh chóng hơn.

Bằng cách dẫn đầu, đi tiên phong trong các vấn đề để tạo động lực thúc đẩy, người đứng đầu sẽ luôn đề ra các mục tiêu cao hơn

Ưu điểm: Thường sẽ có những mục tiêu công việc rõ ràng, năng suất hiệu quả công việc được nâng lên cao hơn.

Nhược điểm: Dễ khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng trong thời gian làm việc và xảy ra tình trạng đuối sức trước khối lượng công việc lớn.

Lãnh đạo phải là người có tiếng nói và người kết nối nhân viên
Lãnh đạo phải là người có tiếng nói và người kết nối nhân viên

Phong cách lãnh đạo kết nối

Đây là phương pháp quản lý nhân viên được áp dụng trong thời điểm mối quan hệ trong đội nhóm có sự rạn nứt, khiến các mục đích ban đầu không đạt được, năng suất làm việc của cá nhân và tập thể đang bị giảm xuống.

Lúc này người đứng đầu phải như một chiếc cầu nối, gắn kết các cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp. Tạo ra môi trường làm việc hài hòa, thoải mái để nâng cao năng suất làm việc.

Ưu điểm: Với phong cách này luôn giúp môi trường làm việc có sự đồng thuận cao, các cá nhân trong tập thể cũng đoàn kết hơn những phong cách lãnh đạo trên.

Nhược điểm: Vai trò của người lãnh đạo có thể mờ nhạt hơn, quyền lực của người đứng đầu sẽ không rõ ràng như các cách quản lý khác.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Đây là cách quản lý ít có tính quyền lực mạnh đối với nhân viên cấp dưới. Thường thấy phong cách này được dùng khi doanh nghiệp cần đưa ra một quyết định lớn, cần sự đồng thuận trong nội bộ, không cần yếu tố cá nhân.

Phong cách lãnh đạo này của người đứng đầu khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến cá nhân, sau đó thống nhất dựa trên ý chí chung của tập thể.

Ưu điểm: có nhiều phát kiến mới, môi trường làm việc có tính sáng tạo cao, xóa bỏ ranh giới giữa quan điểm nhân viên và quan điểm của sếp.

Nhược điểm: Không phù hợp với những công việc cần quyết định nhanh chóng, hoặc các cơ hội hiếm có cho công ty.

Giải pháp lãnh đạo, quản lý nhà thuốc hiệu quả

Các nhà thuốc hay chuỗi nhà thuốc cũng là một tập thể, cần có sự lãnh đạo. Vậy đâu là hướng đi đúng cho việc quản lý hoạt động của chuỗi nhà thuốc. Dưới đây Medlink có một vài đề xuất cho bạn nhé.

Giải pháp lãnh đạo trong quản lý nhà thuốc

Dược phẩm là một ngành đặc thù, và thực tế mỗi nhà lãnh đạo cũng có cách quản lý nhân viên của riêng mình. Tuy nhiên mỗi cách thức đều có những ưu, nhược điểm riêng, vì vậy không thể nào áp dụng tất cả các trường hợp công việc cùng một cách xử lý. Cách tốt nhất là nên kết hợp những phương pháp này, tùy vào tính chất của vấn đề mà lựa chọn cách định hướng nhân viên theo từng cách khác nhau.

Nên quản lý nhà thuốc như thế nào để đạt doanh số cao nhất?
Nên quản lý nhà thuốc như thế nào để đạt doanh số cao nhất?

Nhất là đối với các nhà thuốc, trong từng thời kỳ nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi, nên tiếp thị thuốc như thế nào, nhập loại thuốc gì hay tìm khách hàng như thế nào cần dựa vào thời gian, phạm vi được cho phép, chức vụ của nhân viên hay mối quan hệ đội nhóm, người nắm bắt thông tin, thế mạnh của cá nhân,… để quản lý, phân bổ công việc.

Thực tế cho thấy một tập thể hoạt động tốt là một tập thể đoàn kết, có sự phân công và trách nhiệm rõ ràng. Vậy nên ngay từ khâu phân bổ, lãnh đạo nên sử dụng kết hợp nhiều phương thức linh hoạt để quản lý nhân viên.

Medlink – giải pháp quản lý nhà thuốc hiệu quả

Nếu bạn là một lãnh đạo, bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề quản lý nhân viên hoặc thống kê, phân phối bán lẻ, quản lý nhân sự,.…. Medlink là giải pháp bạn nên tìm hiểu. Có thể nói là tối ưu nhất đối với doanh nghiệp.

Medlink ứng dụng những phần mềm công nghệ hàng đầu, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng một hệ thống quản lý nhân viên chuyên nghiệp mà còn tích hợp các tính năng như:

  • Kết nối trực tiếp với công ty dược, nhập hàng giá tốt
  • Quản lý thuốc theo danh mục, phân loại,..
  • Kiểm soát thuốc trong kho, lượng hàng hóa xuất – nhập chính xác
  • Cảnh báo thuốc sắp hết hạn, cận date
  • Báo cáo doanh thu, lợi nhuận chi tiết
  • Quản lý hoạt động kinh doanh vận hành nhà thuốc mọi lúc, mọi nơi

Liên hệ ngay với Medlink để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về dịch vụ, ứng dụng quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Leave a Comment

Địa chỉ: P.305 – 306, Tầng 3, TTTM tòa 48B Keangnam,  Đường Phạm Hùng, P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm,  Hà Nội

Hotline: 0969 191 355

Email:  sales@medlink.vn

Dịch vụ

Chính sách

Liên hệ