Dược phẩm từ lâu được biết đến là ngành có nhiều cơ hội đầu tư và khả năng sinh lời cao, tuy nhiên sau ba năm đại dịch diễn ra, ngành công nghiệp này có gì thay đổi, hay các chiều hướng phát triển mới đang diễn ra là gì? Cùng Medlink tìm hiểu về thị trường dược phẩm Việt Nam 2022 để có những định hướng phát triển phù hợp.

Tổng quan về thị trường dược Việt Nam

Dược phẩm Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường “màu mỡ” cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có trị giá lên đến 10 tỷ USD vào năm 2020, đã tăng trưởng gấp đôi so với 2015.

Theo nghiên cứu của IBM, quy mô ngành dược của nước ta năm 2026 có thể đạt đến 16,1 tỷ USD. Doanh thu của thị trường 2% và sẽ đạt mốc tăng trưởng kép hàng năm sau giai đoạn dịch Covid-19.

Đây cũng không phải điều bất ngờ do quy mô thị trường dược Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng, hiện dân số nước ta rơi vào khoảng >97 triệu người và tuổi thọ trung bình ~76 tuổi. Theo khảo sát, khoảng 30% người dân Việt Nam có thói quen đầu tư lớn cho sức khỏe, và con số này đang dần tăng lên.

Theo thống kê của trang Vietnam Briefing, nước ta là một trong số những quốc gia có ngành công nghiệp dược phẩm tăng trưởng liên tiếp sau đại dịch Covid -19 nhờ kinh tế đang dần phục hồi nhanh chóng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một lớn.

Ngoài ra, một động lực khác của ngành dược phẩm là cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng lên do tỷ lệ đô thị hóa cao rơi vào khoảng 37% trong năm 2021 và dân số đang ở mức 36,6 triệu người.

Do đó diện tích cũng như số lượng các khu, cụm công nghiệp sản xuất thuốc ngày càng được mở rộng. Cho đến hiện tại, đã lên tới con số 250 nhà máy lớn, hơn 200 cơ sở xuất, nhập khẩu thuốc ngoại, và kèm theo đó là khoảng 43.000 đại lý phân phối thuốc bà hơn 62.000 cửa hàng bán lẻ.

Các công ty có quy mô lớn tập trung gần các đô thị thuộc quản lý cấp trung ương, thuận tiện cho việc nhập các nguyên liệu đầu vào như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…

Báo cáo thị trường dược Việt Nam 2022

Ngành dược phẩm đang dần phục hồi sau đại dịch
Ngành dược phẩm đang dần phục hồi sau đại dịch

Tổng quan về ngành dược phẩm đầu năm 2022

Sau giai đoạn lắng xuống vì đợt dịch thứ hai của COVID-19, triển vọng của ngành dược đang dần lấy lại phong độ vào nửa đầu năm nay. Cụ thể có đến 62,5% các chuyên gia nghiên cứu và doanh nghiệp cho rằng năm nay ngành dược sẽ có tăng trưởng khả quan hơn và khoảng 12,50% số người được khảo sát cho rằng sẽ có sự đột phá trong mức tăng trưởng của ngành này. Số còn lại thì lựa chọn mức tăng trưởng thấp hơn của ngành thuốc.

Điều này cũng có thể hiểu vì đại dịch đã bước sang năm thứ 3, Chính Phủ đã đã hoàn thành chiến dịch bao phủ vaccine và có những tác động để kích thích nền kinh tế phát triển.

Chuyển trạng thái từ “Zero COVID” sang “ cuộc sống bình thường mới”, nên các dự báo tăng trưởng của ngành dược phẩm là không có gì đáng nghi ngại.nNhất là khi vừa trải qua đại dịch, cũng như tình trạng hậu Covid-19 diễn ra rất nhiều, sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến ngành dược.

Có thể thấy ngành dược đang có những tín hiệu tích cực cho việc phục hồi sau đại dịch và là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Lợi nhuận ngành dược phẩm 2022

Doanh thu của các công ty dược phẩm hầu như tăng trưởng nhờ lợi nhuận tốt từ việc phân phối thuốc, và bán lẻ tại các kênh bán hàng OTC (kênh bán hàng tại các quầy, nhà thuốc,…)

Cũng trong báo cáo cập nhật ngành dược phẩm mới đây của SSI (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh) đã thống kê được trong quý I/2022, tổng doanh thu của ngành dược cả nước đã đạt mức tăng trưởng lên đến 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ttrong đó góp một phần doanh thu lớn trong đó đến từ kênh bán hàng OTC với doanh thu tăng 23% còn kênh bán ETC lại chứng kiến sự sụt giảm khoảng 5% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo kết quả điều tra 29 công ty ngành dược niêm yết trên thị trường của KIS (Công ty Cổ phần Chứng khoán tại Việt Nam), lợi nhuận ròng của các công ty này vẫn có tăng trưởng tích cực lên đến 25,4% so với cùng kỳ của năm ngoái.

SSI cũng cho biêt theo kết quả kinh doanh từ các công ty dược phẩm có mã cổ phiếu được niêm yết giao dịch có ghi nhận tăng trưởng doanh thu tại kênh bán lẻ tại nhà thuốc của DHG, IMP, TRA trong quý I/2022 có mức tăng lần lượt khoảng 34%, 53%, 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá tình hình thị trường dược phẩm Việt Nam 2022

Ngành dược có khả năng tăng mạnh sau các nỗ lực phục hồi
Ngành dược có khả năng tăng mạnh sau các nỗ lực phục hồi

Thị trường dược phẩm 6 tháng đầu năm

Với các chiến lược dài hạn được SBS (Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) đánh giá ngành dược phẩm là ngành đáng để đầu tư do sở hữu nhiều tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho cả nhà sản xuất cũng như những tập đoàn bán lẻ.

Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe – mà là nơi các công ty dược phẩm cung cấp sản phẩm đầu ra đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ.

Tổng chi tiêu của người dân Việt Nam cho dịch vụ y tế được ước tính đã tăng từ 16,1 tỷ USD lên đến 20 tỷ USD cho năm 2021. Cũng vì thế mà mức chi tiêu cho dược phẩm đã đạt hơn 6,6 tỷ USD trong năm ngoái.

Cũng nhờ lý do đó mà các công ty, doanh nghiệp có động lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tiêu chuẩn nhà máy chế biến đạt điều kiện tiêu chuẩn của thế giới.

Xem thêm: Xu hướng chuyển dịch ngành dược – Giải pháp nào dành cho công ty dược

Triển vọng phát triển của thị trường dược Việt Nam 6 tháng cuối năm

Với doanh thu và sự phục hồi trong nửa đầu năm 2022, ngành dược được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng còn lại của 2022.

Cũng trong bản báo cáo tăng trưởng của SSI, nhóm này cho rằng nhu cầu tiêu dùng của người dân liên quan đến các sản phẩm dược sẽ ngày càng tăng cao khi doanh thu tại các kênh bán ETC được phục hồi.

Dự kiến mức phục hồi sẽ tăng ở những vùng phía Nam và góp phần tăng vào tổng doanh thu toàn ngành 13% so với cùng kỳ nửa cuối năm 2021 và những tháng đầu của năm 2022, tức là phucj hồi về ngưỡng gần bằng mức tăng trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Bên cạnh sự phục hồi của các kênh bán, một động lực thúc đẩy tăng trưởng khác là cuộc cạnh tranh thị phần của các chuỗi nhà thuốc đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Một số cái tên lớn như An Khang, Long Châu, Pharmacy đều tham gia cuộc đua này.

Theo khảo sát của IQVIA (Trung tâm y tế cộng đồng tại Việt Nam), số lượng cửa hàng thuốc theo chuỗi chỉ vỏn vẹn 186 cửa hiệu vào năm 2015. Theo kế hoạch của các ông lớn trong ngành dược phẩm, tổng số cửa hàng có thể lên đến 7.300 vào năm 2025, chiếm khoảng 16% thị phần toàn ngành. Đây cùng là hướng đi mới cho nhiều nhà đầu tư.

Hiệp định thương mại cũng là một trong những yếu tố kích thích tăng trưởng
Hiệp định thương mại cũng là một trong những yếu tố kích thích tăng trưởng

Không chỉ các công ty dược phẩm trong nước, tận dụng các khoản ưu đãi thuế quan của EVFTA ( hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam).

Thị trường dược sắp tới cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi cơ cấu thị phần với sự tham gia của các thương hiệu đến từ châu Âu. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài được cho phép xây dựng các kho bãi, các phòng nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.

Một số yếu tố như khâu kiểm định sẽ được cắt giảm đối với các sản phẩm đến từ châu Âu nếu chúng đã đạt các tiêu chuẩn kiểm định dược phẩm của quốc tế hoặc EU, đây cũng là sự báo hiệu cho một thị trường dược phẩm đầy sôi động trong thời gian sắp tới.

Định hướng phát triển ngành dược phẩm

Theo các chuyên gia nghiên cứu, khi ngành chăm sóc sức khỏe tăng trưởng tốt, ngành dược phẩm cũng theo đó mà phát triển. Đây cũng là ngành nghề được nhận định sẽ giữ vững phong độ tăng trưởng ổn định nếu như suy thoái kinh tế xảy ra. Nhất là khi trong năm 2020 và năm 2021, kinh tế đã chịu sự suy giảm nghiêm trọng do đại dịch.

Một số yếu tố khác đến từ hỗ trợ kích thích nền kinh tế của nhà nước, như các gói đầu tư công, một số khoản vay có lãi suất ưu đãi, hoặc lãi suất thấp cũng có tác động lớn với ngành này.

Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng có mức tăng đỉnh được dự báo rơi vào năm 2023 khi giá vật tư y tế, giá thuốc tăng trong khi các chi phí đầu vào có mức tăng thấp hơn nhiều. Sau đó, tỷ suất lợi nhuận trong các giai đoạn tiếp theo sẽ được bình ổn và duy trì ở mức đều, nếu không có biến động lớn xảy ra.

Với bài viết này, Medlink đã cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ nhất về các thông tin liên quan đến thị trường dược phẩm cũng như những gợi ý đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp dược. Hy vọng các bạn đã có những thông tin bổ ích sau khi đọc bài viết này.

Thị trường ngành dược phẩm cũng cần không ngừng đổi mới, để bắt kịp xu hướng chuyển dịch trên thế giới. Bởi vậy mà những giải pháp quản lý công ty dược như Medlink sẽ là giải pháp tối ưu giúp nâng cao chất lượng toàn ngành với các tính năng như:

  • Phân tích dữ liệu hỗ trợ quản lý tình trạng thuốc được bán trên thị trường
  • Mở rộng mô hình phân phối, chuyển dịch B2B2C
  • Hệ thống Loyalty hỗ trợ phân loại, chăm sóc khách hàng hiệu quả
  • Triển khai các chương trình Marketing Automation: SMS brandname, ZALO OA.

Giải pháp Markeitng của Medlink giúp các công ty dược có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với Medlink. Đội ngũ nhân viên tại Medlink sẽ tư vấn, hỗ trợ để giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong thời đại 4.0.

Leave a Comment

Địa chỉ: P.305 – 306, Tầng 3, TTTM tòa 48B Keangnam,  Đường Phạm Hùng, P.Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm,  Hà Nội

Hotline: 0969 191 355

Email:  sales@medlink.vn

Dịch vụ

Chính sách

Liên hệ