công việc hàng ngày của trình dược viên

Trình Dược Viên được biết đến là một công việc có thu nhập cao và khả năng thăng tiến rất tốt trong ngành Dược, được nhiều người lựa chọn là đích đến. Tuy nhiên, để có thể đạt được những điều đó thì không hề đơn giản chút nào. Vậy cụ thể trình dược viên là gì? Họ làm những gì trong ngành dược phẩm? Hãy cùng Medlink tìm hiểu checklist công việc hàng ngày của trình dược viên ngay trong bài viết dưới đây.

Công việc của Trình dược viên là gì?

Trình dược viên được biết đến là người làm môi giới thuốc, đảm nhận công việc giới thiệu các loại thuốc mới với các bên bán lẻ, bác sĩ hoặc nhà phân phối thuốc.

Checklist công việc hàng ngày của trình dược viên
Công việc của Trình dược viên là gì?

Ngoài giới thiệu thuốc, trình dược viên còn hướng dẫn cho các bác sĩ, dược sĩ về tác dụng và cách dùng của các loại thuốc mới có mặt trên thị trường. Cũng vì yêu cầu công việc như trên nên đối tượng khách hàng chính của trình dược viên ít khi là bệnh nhân.

Xem thêm: Kinh nghiệm tuyển dụng và giữ chân nhân viên ngành dược

Checklist công việc hàng ngày của trình dược viên

Công việc của trình dược viên chủ yếu sẽ là tìm kiếm và kết nối khách hàng cho công ty dược. Dưới đây là bảng checklist công việc hàng ngày của trình dược viên mà bạn có thể tham khảo.

 

Checklist công việc ngày …/….

Họ và tên:…………………………………………………

STT

Hạng mục công việc thường ngày

Không

Ghi chú

1

Cập nhật thông tin sản phẩm, lên danh sách khách hàng phù hợp. 

   

2

Lập kế hoạch, triển khai chiến lược bán hàng đạt KPI được phân bổ.

   

3

Tìm hiểu thông tin, nhu cầu cụ thể của từng khách hàng và lựa chọn sản phẩm, phương pháp tiếp thị hợp lý

   

4

Liên hệ, lên lịch gặp mặt trực tiếp khách hàng. 

   

5

Đưa thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng tại địa bàn được phụ trách. 

   

6

Lập danh mục kế hoạch rõ ràng, chuẩn bị đầy đủ bản báo cáo hoặc mẫu  báo cáo đã có sẵn.

   

7

Triển khai tiếp thị bán hàng, phân bổ thời gian và quy trình tiếp thị cho từng đối tượng khách hàng. 

   

8

Thực hiện chăm sóc khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ để nâng cao chỉ tiêu doanh số. 

   

9

Khảo sát thị trường và lập bảng báo cáo so sánh mức độ tiêu thụ, nhu cầu của khách hàng sau đó chuyển về cho bên quản lý tiêu thụ sản phẩm.

   

10

Tìm kiếm khách hàng mới, phát triển hệ thống khách hàng được khoán theo từng quý. 

   

11

Lập danh sách khách hàng mới và khách hàng tiềm năng, gửi về cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý. 

   

12

Hoàn thành báo cáo công việc theo tuần, quý và tháng. 

   

Tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của trình dược viên

Trình dược viên là chuyên viên trong ngành thuốc, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, vì vậy cần có những yêu cầu, điều kiện nhất định về nhân sự trong ngành. Dưới đây là 07 điều kiện cần có cho một trình dược viên chuyên nghiệp.

Đâu là tiêu chí để đánh giá một trình dược viên?
Đâu là tiêu chí để đánh giá một trình dược viên?

Y dược là một lĩnh vực động, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các kỹ thuật mới được tích hợp cùng nhiều phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trình dược viên phải có khả năng học hỏi cao, để nắm bắt được những thông tin mới nhất về sản phẩm, không ngừng đề bạt những sáng kiến mới cho công ty để phát triển sản phẩm.

Luôn hăng hái trau dồi kỹ năng phân tích, ứng dụng, để hiểu rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, có thể khắc phục và tận dụng lợi thế vốn có, mở rộng thị phần, đối tượng khách hàng cho doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng cơ bản buộc các trình dược viên phải luôn có.

Là một trình dược viên cần đạt đủ lượng nhiệm vụ được giao, bằng cách giao tiếp với khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các kỹ năng cần có của một trình dược viên.

Bởi giao tiếp là cách duy nhất để tiếp cận và giới thiệu các sản phẩm thuốc đến nhà phân phối thuốc và các phòng khám. Một tình dược viên chuyên nghiệp vừa phải có được khả năng nắm bắt các thông tin của thuốc, vừa phải có kỹ năng lắng nghe, giao tiếp tốt với khách hàng.

Để có được cái gật đầu đồng từ phía khách hàng, một điều quan trọng không kém trong công việc của trình dược viên là biết cách giao tiếp liền mạch không “treo giờ” của khách hàng.

Hiện nay trình dược viên thường làm tại các kênh bán hàng ETC (Ethical drugs), tức là thường xuyên phải thuyết trình trước nhiều người, chủ yếu là những người có chuyên môn vững về y dược như bác sĩ, y sĩ, dược sĩ,… và phải giải đáp được những câu hỏi của họ.

Vậy tầm quan trọng của cách trình bày là rất lớn, có thể coi là điều kiện tiên quyết để khách hàng có chấp nhận tìm hiểu, hoặc nhập sản phẩm thuốc đó hay không.

Công việc chính của trình dược viên là môi giới sản phẩm nên cần biết các kỹ năng cơ bản của một người làm sales. Các kỹ năng này không chỉ đơn thuần là bán hàng mà còn là sự kết hợp của nhiều kiến thức về ngành dược phẩm và kỹ năng tiếp thị thương mại.

Đơn cử như để thuyết phục khách hàng nhập sản phẩm dược mới ra mắt, trình dược viên có kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng dễ dàng chốt được đơn hàng thay vì lựa chọn “chai mặt” khiến khách hàng có ấn tượng xấu mà sản phẩm lại không thể xuất bán.

Công việc của các trình dược viên về bản chất cũng là thương vụ có sự tương tác qua lại giữa người bán và người mua. Vậy nên để các đơn hàng được ký kết chót lọt, cần thiết phải có kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Hầu hết các chiến lược bán hàng của các công ty thông qua trình dược viên đều hướng đến việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với phía khách hàng là bác sĩ, bệnh viện, chuỗi nhà thuốc và nhà thuốc đơn lẻ. Có thể nói, khi thương hiệu được xác lập mối quan hệ lâu dài với phía khách hàng lớn là đã có cho mình được một thị phần vững chắc trong ngành.

Phương pháp chính của kỹ năng này là chăm sóc khách hàng, theo yêu cầu về sản phẩm và sự quan tâm đến các xu hướng phát triển của phía đối tác.

Tính chất công việc môi giới dược phẩm được đánh giá khá “độc lập và tự do”. Vì vậy người làm ngành này buộc phải có kỹ năng làm việc cá nhân, tự lên các kế hoạch gặp mặt, tiếp thị khách hàng tiềm năng cho công ty. Đây là kỹ năng mà trình dược viên nên có để đạt được doanh số tốt hơn.

Biểu mẫu đánh giá trình dược viên hàng tháng

Những công việc hàng ngày của trình dược viên nsex được đánh giá dựa trên các tiêu chí về chuyên môn, kỹ năng và thái độ. Dưới đây là biểu mẫu đánh giá nhân viên thường dùng cho trình dược viên của các công ty.

 

Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng – Quý …/….

Họ và tên:………………………………………… 

Chức danh công việc:………………………..

Đơn vị bộ phận:……………………………….

Nhóm chức danh:…………………………….

STT

Tiêu chí đánh giá

Mô tả chi tiết

Tự đánh giá

Phụ trách đánh giá

Tổng điểm trung bình

  1. CHUYÊN MÔN

1

Hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ

    

2

Hiểu biết kiến thức liên quan đến ngành

    

3

Khả năng giao tiếp ngoại ngữ

    
  1. THÁI ĐỘ TRONG CÔNG VIỆC

1

Trung thực, cẩn thận

    

2

Chịu áp lực công việc tốt

    

3

Bảo mật thông tin khách hàng

    
  1. KỸ NĂNG

1

Kỹ năng giao tiếp

    

2

Kỹ năng tiếp nhận và xử lý vấn đề

    

3

Kỹ năng đàm phán, đặt câu hỏi

    

Với bài viết trên đây Medlink đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về trình dược viên cũng như các biểu mẫu đánh giá và checklist công việc cho trình dược viên. Hy vọng các bạn đã có được thông tin bổ ích cho công việc và ước mơ của mình!

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý trình dược viên thì Medlink chính là giải pháp mà tối ưu quy trình vận hành của doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hệ thống Medlink giúp doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động bán hàng của mỗi nhân viên, từ đó có thể xây dựng quy chế khen thưởng phù hợp, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Ngoài ra, phần mềm của Medlink cũng mang đến các giải pháp hỗ trợ trình dược viên kiểm soát hàng hóa tại điểm bán, xây dựng chiến lược kích cầu, thúc đẩy doanh số bán tốt nhất.

Liên hệ ngay với Medlink để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về dịch vụ, ứng dụng quản lý doanh nghiệp hiệu quả. 

Bài viết liên quan

logo-ngang-trang
Mã số thuế: 0108585097
Giờ hoạt động: 08:30 – 17:30

Chính sách

Liên hệ

Tải về

cta google play medlink cta app Store medlink

cert2

TDT Asia has been certified by DAS Certification to ISO/IEC 27001:2013 under certificate

Zalo