Kinh doanh nhà thuốc được coi là một lĩnh vực xương sống, có những đặc thù riêng, đòi hỏi sự chính xác trong khâu bán hàng. Bởi đây là mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Vậy cần đào tạo nhân viên như thế nào để không xảy ra sai sót trong khâu cuối cùng này? Hãy cùng Medlink tìm hiểu nhé!
Nội dung chính:
ToggleMỗi vị trí đều có những yêu cầu riêng về con người để phục vụ cho công việc mà họ đảm nhiệm. Dưới đây là một vài tiêu chí để tuyển dụng một nhân viên đứng quầy cho nhà thuốc.
Dược phẩm là một ngành đặc thù, buộc cần phải am hiểu những lý thuyết cơ bản của dược học mới có thể đảm bảo khi thuốc đến tay người dùng sẽ không xảy ra sai sót nào. Yêu cầu của hầu hết doanh nghiệp dược phẩm đối với nhân viên đứng quầy là phải được đào tạo và có một tấm bằng chuyên ngành Dược.
Dược phẩm luôn là lĩnh vực “động”, các sản phẩm thuốc được nghiên cứu và phát triển mới qua từng ngày, cũng vì thế mà thị phần nhà thuốc ngày một trở nên cạnh tranh hơn.
Cũng vì lý do này, mà người bán hàng cần biết cách giao tiếp, thuyết phục khách hàng bằng những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm mình đang bán cũng như giới thiệu thêm những loại thuốc khác.
Nhân viên đứng quầy mặc dù là công việc có tính lưu động thấp, tuy nhiên lại đòi hỏi người làm bỏ ra nhiều công sức học tập, kiên nhẫn với khách hàng,… Vì vậy nên để làm được một nhân viên đứng quầy, đòi hỏi cần có tâm huyết với nghề.
Đây là vị trí được đánh giá có tính chất “ độc lập – tự do” nên làm việc cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Đòi hỏi nhân viên phải có khả năng xử lý tình huống nhanh nhẹn, tránh gây rắc rối cho nhà thuốc và khách hàng.
Nhân viên đứng quầy thường vừa phải làm việc giống một sales và một người quản lý. Do mỗi ngày đều đặn phải tiếp đón khách mua hàng cũng như luôn sẽ có lượng thuốc nhất định được nhập vào kho.
Để nhà thuốc có thể vận hành mà không xảy ra sai sót, đòi hỏi nhân viên phải trung thực trong khai báo, tư vấn cho khách hàng. Tỉ mỉ trong khâu kiểm kê số lượng và loại thuốc có trong kho.
Có thể nói nhân viên đứng quầy là người đại diện thực tế nhất cho nhãn hàng trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy công tác đào tạo nhân viên chưa bao giờ bị bỏ sót.
Một nhân viên có chất lượng cao, sẽ đồng thời đem lại năng suất lao động tốt và doanh số cao. Tuy nhiên không phải nhân viên nào ngay từ đầu đều có năng lực tốt và doanh nghiệp hoàn toàn có thể đầu tư để đào tạo nhân viên.
Với xã hội ngày càng phát triển, không thể áp dụng cách phục vụ đã cũ cho khách hàng hiện nay. Một nhân được đào tạo chuyên sâu chắc chắn sẽ phục vụ tốt hơn những nhân viên không được đào tạo. Việc này gián tiếp nâng cao chất lượng phục vụ của nhãn hàng.
Khi thị trường có những biến động, doanh nghiệp giống như một đoàn tàu cần có sự dịch chuyển đồng thời. Tuy nhiên nếu chỉ có phía trên của đoàn tàu thích ứng nhưng nhân viên phái dưới không thể thích nghi một cách nhanh chóng, sẽ dẫn đến tình trạng đứt gãy trong việc chuyển đổi của doanh nghiệp. Nhất là trong những thời gian cần nhanh chóng chớp lấy thời cơ để đạt được cơ hội.
Một doanh nghiệp có đội ngũ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ ghi điểm trong mắt nhiều khách hàng và được họ ưu ái sử dụng hơn những nhà thuốc có cung cách phục vụ kém. Nhất là đối với ngành chăm sóc sức khỏe, vốn đã có khá nhiều điều tiếng về dịch vụ.
Dưới đây Medlink sẽ gợi ý cho bạn cách đào tạo nhân viên đứng quầy thuốc một cách tốt nhất. Hãy đọc tiếp bài viết này bạn nhé!
Người phụ trách bán hàng tại quầy trước hết phải hiểu về sản phẩm, kể cả họ đã được học qua các lớp đào tạo chuyên nghiệp về kiến thức dược phẩm. Cung cấp thêm hiểu biết cho nhân viên về mặt hàng họ đang bán, sẽ hình thành tư duy về công dụng, hình thành cách bán hàng hiệu quả.
Việc hiểu rõ về sản phẩm cũng hỗ trợ ngăn chặn, cảnh báo các tác dụng phụ có thể xảy ra với người dùng thuốc, bảo đảm sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Như đã nói ở trên, nhân viên bán hàng chính là hình ảnh đại diện cho một thương hiệu dược phẩm. Người mua không chỉ để ý những kinh nghiệm xử lý tình huống, cách giao tiếp với khách hàng mà còn quan tâm đến cách ứng xử, văn hóa của nhà thuốc.
Đơn cử như việc nhân viên nhà thuốc tuyệt đối không được tỏ thái độ kỳ thị với người bệnh, hoặc những người mắc bệnh truyền nhiễm. Văn hóa không chỉ thể hiện ở thái độ bán hàng, mà còn là trong cách bán hàng. Điều này sẽ hằn sâu trong ấn tượng của người tiêu dùng.
Một ví dụ dễ thấy nhất là trong khi dịch Covid-19 đang lây lan mạnh trong cộng đồng. Có những nhà thuốc có hành động hạ giá bán thuốc bổ trợ cho khách mua, ngược lại có những cửa hàng thuốc lợi dụng thời kỳ này bán giá cao gấp 3, thậm chí là gấp 5 lần so với bình thường.
Hậu quả thì rất nhanh đã có, sau khi thị trường bình ổn, những nhà thuốc vì một vài trăm nghìn mà để mất khách của cửa hàng, còn những cửa hàng kia lại có lượng khách ổn định, thậm chí còn gia tăng đều.
Dược phẩm là ngành nghề đặc biệt, cần tổng hợp nhiều kỹ năng bán hàng, đặc biệt là những nhân viên trực tiếp bán cho người mua.
Kỹ năng ở đây không chỉ đơn giản là cách bán hàng, lên đơn thuốc mà còn là cách khai thác thông tin về sức khỏe người bệnh, các triệu chứng đã và đang xuất hiện.
Có kỹ năng phân tích, hướng dẫn và điều tiết liều lượng trong đơn thuốc cho người dùng với một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng, bệnh nền nguy hiểm,…
Nên đào tạo nhân viên những câu hỏi cơ bản, cách tốt nhất là có minh họa, một số câu hỏi hay dùng nhất ví dụ như:
– Anh/ chị mua thuốc cho ai sử dụng ạ ?
– Anh/ chị/ bạn / bà / ông,… năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ?
– Anh/ chị… có thể kể chi tiết một vài triệu chứng khi bắt đầu phát bệnh được không ạ?
– Anh/ chị có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nền gì không ạ?
Ngày nay các công ty, doanh nghiệp dược phẩm đang đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực của mình. Không chỉ trong việc quản lý sản phẩm PR, marketing,… mà bán lẻ cũng là phân khúc được chú ý trong quá trình này.
Cụ thể trong việc sử dụng các phần mềm quản lý số lượng sản phẩm, số lượng mặt hàng được bán ra trong một ngày,… đề cần được đào tạo cho các nhân viên bán hàng tại quầy để tránh trường hợp xảy ra lỗi trong khi vận hành.
Quá trình đào tạo vừa giúp nhân viên có thể làm quen với công việc lại vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ chân người nhân viên đó. Bởi vậy, khi đào tạo nhân viên bán thuốc tại quầy, bạn cần để ý những điều dưới đây:
– Hỗ trợ nhân viên khai thác tối đa điểm mạnh và khắc phục những điểm còn yếu của từng cá nhân.
– Cần theo dõi kỹ năng mà nhân viên đang có để hỗ trợ, động viên trong công việc một cách kịp thời.
– Nhắc nhở những kiến thức và kỹ năng cần có khi giao tiếp với khách hàng cũng như trong việc quản lý hàng hóa,…
Nếu bạn là quản lý một chuỗi nhà thuốc, một doanh nghiệp dược phẩm thì những thông tin trong bài viết này rất hữu ích cho bạn.
Nếu quầy thuốc, chuỗi nhà thuốc của bạn đang gặp có vấn đề trong quản lý vận hành, hãy sử dụng các phần mềm quản lý như Medlink. Medlink mang đến giải pháp quản lý, tối ưu quy trình vận hành với nhiều tính năng như:
Để tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhà thuốc Medlink, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, tối ưu quy trình vận hành, tiết kiệm chi phí hiệu quả.
DANH MỤC
TDT Asia has been certified by DAS Certification to ISO/IEC 27001:2013 under certificate