Trade Marketing là khái niệm còn tương đối mới mẻ trong các chiến lược marketing tại Việt Nam, và dường như chỉ tồn tại ở các ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh). Hãy cùng Medlink tìm hiểu Trade Marketing là gì và các giải pháp truyền thông Marketing nhãn hàng tại điểm bán cho công ty dược phẩm ngày nay.
Nội dung chính:
ToggleTrade Marketing (Tiếp thị thương mại) được hiểu là một chuỗi những hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng tới việc tổ chức, xây dựng các chiến lược cho ngành hàng và thương hiệu trong hệ thống các kênh phân phối.
Trade Marketing có khả năng đem về mức độ tăng trưởng doanh số, thị phần và cả lợi nhuận lớn cho công ty và khách hàng ( là đối tác phân phối, các nhà sỉ lẻ, khách hàng trọng điểm,…)
Đối tượng khách hàng chính được hướng đến của Trade Marketing là khách hàng nhỏ và các đối tác nhỏ và tầm trung trong hệ thống các kênh phân phối ngành hàng.
Trong các chuỗi hoạt động của Trade Marketing, sẽ bao gồm hai nhiệm vụ là Consumer Marketing ( tiếp thị khách hàng ) và Shopper Marketing ( tiếp thị với người mua hàng ) tại điểm bán POP (point of purchase).
Trade Marketing đã không còn quá xa lạ với nhiều người làm kinh doanh, tuy nhiên hình thức tiếp thị này có ý nghĩa gì, và vì sao các công ty dược nên tiếp cận với nó thì vẫn là một câu hỏi lớn. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn một số những ý nghĩa lớn của Trade Marketing để bạn dễ dàng cân nhắc lựa chọn.
Là một trong những khâu của hoạt động truyền thông quảng bá, Trade Marketing cũng có các khâu nghiên cứu, phát triển các phương án tối ưu hóa kênh bán hàng, đối tượng khách và chiến lược tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp hợp với xu thế, tầm nhìn của thương hiệu.
Trade Marketing được coi là bộ phận cốt lõi, có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu để tiếp cận tới từng bộ phận khách hàng. Một yếu tố cần thiết trong chiến lược tiếp thị thương mại là người điều hành cần linh hoạt trong phát triển để hình thức tiếp thị này có thể làm cầu nối giữa công ty và các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ.
Tiếp thị thương mại có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tạo mối quan hệ bền vững, tích cực với khách hàng để làm chủ được thị phần phân khúc các khách hàng tiềm năng. Tăng mức độ gắn bó lâu dài của các khách với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Khi thực hiện chiến dịch tiếp thị thương mại, doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố cốt lõi nào? Và vì sao cần quan tâm đến các yếu tố này.
Point of Purchase ( Điểm mua hàng ) là khu vực người mua đưa ra quyết định mua hàng, cũng là địa điểm tiềm năng để doanh nghiệp thực hiện tiếp thị thương mại. Khi thực hiện chiến dịch tiếp thị này, cần có sự lựa chọn để thu hút và thuyết phục khách hàng về những điểm ưu việt của sản phẩm và làm thế nào để khách hàng tiếp cận được với thương hiệu.
Khi điểm bán càng nhận nhiều sự quan tâm, khả năng khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm càng tăng cao. Vì vậy khi thực hiện chiến lược Trade Marketing, cần chú ý đến những phương pháp độc, lạ thu hút khách hàng và người mua.
Tiếp thị thương mại cũng cần một điểm bán phù hợp, thậm chí là nơi có thể cạnh tranh trực diện với đối thủ. Để chiến thắng cuộc đua này, những người làm marketing đều cần đổi mới sáng tạo, để có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Đây là bước quan trọng trong khâu chăm sóc và phục vụ khách hàng. Thấu hiểu được các giá trị khách hàng hướng tới giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số, mở rộng thị phần và phân khúc khách hàng. Đây cũng là vấn đề có thể quyết định thành bại của một thương hiệu.
Xem thêm: Chiến lược Marketing tiếp cận khách hàng ngành dược, tối ưu doanh thu hiệu quả
Trade Marketing được coi “ là 1 trong 3 thành tố quan trọng trong một chiến dịch truyền thông tích hợp IMC của bất cứ nhãn hàng nào, bên cạnh hoạt động quảng cáo và PR truyền thông.” Vậy với ngành dược phẩm, đâu là hướng đi đúng ? Những lỗi sai cần khắc phục là gì? Hãy đọc tiếp bài viết để có câu trả lời nhé.
Dược phẩm được biết đến là một ngành nghề nhiều tính đặc thù do sản xuất mặt hàng phục vụ trực tiếp cho sức khỏe con người, và là một trong những ngành nghiên cứu khoa học. Vì vậy doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm cần nắm rõ những cơ chế chỉ có riêng trong thị trường phân phối thuốc, các đặc điểm liên quan đến bệnh dịch, đối tượng khách hàng,… thì các chiến lược tiếp thị thương mại mới có thể đi đúng hướng.
Mỗi khách hàng chỉ có thể nhớ được tên của một vài thương hiệu cho từng loại mặt hàng. Vì lẽ đó mà Trade Marketing luôn đòi hỏi thương hiệu phải làm thế nào để bắt mắt, dễ nhớ, có khi chỉ cần nhìn một lần phải lưu được vào tiềm thức của khách hàng.
Từ thực tế như vậy, một vấn đề được đặt ra là thương hiệu cần có sự đồng bộ về mọi mặt từ thông điệp, logo cho đến catch line thương hiệu, âm nhạc quảng cáo,… và xuất hiện ở khắp mọi nơi với tần suất vừa đủ.
Tiếp thị thương mại thực chất là đưa thương hiệu gần hơn với các đối tượng khách hàng. Sau đó tận dụng “vị thế” sẵn có trong lòng khách hàng mà thương hiệu có thể nâng cao doanh số, mở rộng mục tiêu kinh doanh.
Khi không gắn thương hiệu với doanh số, thì các sản phẩm sẽ không đem lại chất lượng và hiệu quả hướng đến khách hàng và mục đích cuối cùng cho dù là doanh số hay vị thế của thương hiệu đều sẽ không thể đạt được. Đây là tín hiệu thất bại của chiến lược Trade Marketing.
Truyền thông vốn là một lĩnh vực rộng, rất ít các thương hiệu dược phẩm tiếp cận được với cách quảng bá trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, mà thường chỉ có theo cách quảng cáo truyền thống, hay chỉ đổ dồn vào một phương thức truyền thông, thậm chí là không cần thực hiện các chiến dịch bán hàng.
Hiện nay, sự chiếm sóng của các kênh truyền thông mới là điều kiện tốt cho chiến lược tiếp thị thương mại ngành dược. Ví dụ: Một thương hiệu chỉ đầu tư cho quảng cáo truyền hình trực tuyến, sẽ không có độ phủ sóng thương hiệu rộng như các doanh nghiệp tiếp thị đa kênh truyền thông, từ Facebook, các bài báo, bài viết trên các website, Tik Tok,…
Quản lý ngành dược hiện nay buộc cần có ứng dụng công nghệ. Từ đó các chiến dịch Trade marketing mới có thể thành công. Có thể hiểu mối liên hệ này bằng một ví dụ cụ thể như sau:
Hiện nay sự kiểm soát chất lượng thuốc vẫn chưa thể đảm bảo toàn bộ thuốc có trên thị trường đều là những mặt hàng tốt. Vì vậy để chứng minh rằng sản phẩm dược của doanh nghiệp là hàng đảm bảo chất lượng, tất nhiên không thể thiếu công nghệ để tổng hợp, quản lý dữ liệu, thông tin, bảng thành phần, thậm chí là ngày giờ, công nghệ sản xuất của loại thuốc đó.
Những sản phẩm như vậy, chắc chắn sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng còn ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp dược vừa và nhỏ không sử dụng công nghệ, đều sẽ khó đem sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với khách hàng. Đây là vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp dược cần phải chú tâm.
Công ty dược phẩm cần đổi mới những gì để thực hiện tốt chiến lược Trade Marketing và tiếp thị nhãn hàng tại điểm bán, dưới đây chúng tôi đưa ra một số đề xuất dành cho các marketer làm trong ngành dược phẩm để khắc phục những hạn chế vốn có hiện nay.
Là một phần trong chiến lược, ngành dược hiện nay cần sở hữu sức hút từ các kênh Social Media để quảng bá hình ảnh thương hiệu, tiếp cận gần hơn với khách hàng, cũng như nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của những nhà phân phối và người tiêu dùng.
Website có chất lượng nội dung tốt là một bảo chứng cho sự đầu tư lớn từ phía người làm marketing, nhất là đối với ngành dược. Việc cung cấp những thông tin liên quan đến bài thuốc, liều lượng, phác đồ điều trị, những minh chứng thử nghiệm lâm sàng, thông tin rủi ro,… có khả năng điều hướng, được người dùng một cách dễ dàng, rút ngắn thời gian trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp dược muốn dành được thị phần lớn, mở rộng đối tượng khách hàng, thì nên sử dụng chiến lược marketing “ngách” để đem lại những hiệu quả mới mẻ.
Việc một sản phẩm thuốc nổi bẩn giữa hàng tá loại thuốc còn lại sẽ giúp thương hiệu của công ty đó được nhớ đến nhiều hơn. Tuy nhiên với các chiến lược này, bạn phải lựa chọn những hướng đi chuẩn, vì bản chất của marketing “ngách” là tạo ra một lối tiếp thị mới, bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro để đánh đổi được kết quả tốt hơn.
Xem thêm: Chiến lược Marketing cho sản phẩm dược mới – Cách quảng bá sản phẩm hiệu quả
Trade marketing là thách thức lớn với các doanh nghiệp dược khi vừa phải đảm bảo hai mục tiêu là xây dựng, phát triển thương hiệu và vừa phải đảm bảo doanh số cho sản phẩm. Nhưng cách tiếp thị thương mại này đáng để thử vì khi thành công sẽ đem lại kết quả bứt phá rực rỡ cho doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Medlink về Trade marketing và những giải pháp tiếp thị nhãn hàng tại điểm bán cho nhãn hàng dược phẩm. Hy vọng các bạn đã có cho mình thông tin hữu ích sau khi đọc bài viết này.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp Marketing, chăm sóc khách hàng dành cho các công ty dược, chuỗi nhà thuốc.
Hiện nay, Medlink đang mang đến cho các giải pháp truyền thông nhãn hàng tại điểm bán với nhiều tính năng ưu việt như:
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp quản lý marketing hiệu quả, hãy liên hệ với Medlink để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Medlink hy vọng có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình đổi mới, ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả cho ngành y tế – dược phẩm Việt Nam.
DANH MỤC
TDT Asia has been certified by DAS Certification to ISO/IEC 27001:2013 under certificate