Chuỗi cung ứng dược phẩm là một hệ thống gồm các bên tham gia vào quá trình để đưa sản phẩm dược từ nhà máy sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vậy chuỗi cung ứng này được duy trì như thế nào và những vấn đề gì cần được lưu ý tại thị trường Việt Nam? Hãy để Medlink tìm hiểu về mô hình chuỗi cung ứng dược phẩm Việt Nam ngay dưới đây.
Nội dung chính:
ToggleNói một cách đơn giản chuỗi cung ứng là quá trình những nhà sản xuất hợp tác với các tổ chức, hình thành những công đoạn để đưa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quá trình này có thể khái quát như sau:
Nguyên liệu đầu vào => Doanh nghiệp sản xuất => Đóng gói => Kiểm nghiệm sản phẩm đầu ra => Nhập kho => Lưu hồ sơ và mẫu thử => Phân phối bán lẻ qua các kênh ETC và OTC => Người dùng.
Sau 3 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, chuỗi cung ứng dược phẩm Việt Nam đã bộc lộ một số yếu điểm lớn, cần khắc phục triệt để để thúc đẩy quá trình phát triển của các công ty dược phẩm.
Các thông tin như quy trình sản xuất, mô hình nghiên cứu, bảng thành phần,… của một sản phẩm thuốc là điều được các doanh nghiệp sản xuất bảo mật. Tuy nhiên do quá trình cung ứng có sự liên kết giữa nhiều tổ chức nên vấn đề này cũng xảy ra trường hợp lộ hoặc rò rỉ thông tin trước khi ra mắt mẫu sản phẩm. Đây là điều ảnh hưởng lớn cho sản xuất và phân phối của thương hiệu.
Hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm của Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng phương pháp lưu trữ dữ liệu bằng giấy tờ theo cách đơn giản.
Điều này không những phát sinh những chi phí về giấy tờ, công sức, vừa khiến xảy ra những lỗi nhầm lẫn các thông tin trong hoạt động quản lý và tính chậm cập nhật thông tin giữa các phòng ban.
Thường chuỗi cung ứng là sự hợp tác của nhiều bên nên việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm thường bị trì trệ do cần tập hợp các bản kế hoạch của các kho, bên vận chuyển, giao hàng, bán lẻ,…
Với yêu cầu nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng về vấn đề chất lượng sản phẩm nên việc tạo dựng kế hoạch thường kéo dài khá lâu trước khi khởi động dự án.
Với đại cách mạng công nghệ 4.0, các phát kiến công nghệ liên quan đến robot, tự động hóa và AI (Artificial Intelligence – trí thông minh nhân tạo), chuỗi Blockchain,… đã đem lại những thay đổi lớn cho công nghiệp sản xuất dược phẩm. Với cuộc đua công nghệ này, doanh nghiệp nào cập nhật trước sẽ nắm chắc phần thắng nhiều hơn.
Đối với việc tự động hóa trong khâu sản xuất, có thể sử dụng các công nghệ có tích hợp AR ( Tương tác trải nghiệm thực tế ảo ) hỗ trợ đẩy nhanh quá trình sản xuất thuốc. Cũng tại khâu này, AI cũng là giải pháp cơ bản để rút ngắn chu trình sản xuất ngành dược, hỗ trợ con người nghiên cứu và phát triển thuốc mà không cần chờ quá trình thử nghiệm dược tính lâm sàng.
Tại khâu bán lẻ, những bất cập chưa được giải quyết sẽ dễ dàng khắc phục bởi Blockchain (chuỗi khối ), ví dụ như các công ty cổ phần bán lẻ Amazon, Shopee, Lazada,…
Đại dịch Covid-19 cũng làm rõ những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và logistics, hướng tới nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, nhanh nhẹn và lấy khách hàng làm trung tâm. Dưới đây là một số cách thúc đẩy kinh doanh của chuỗi cung ứng và công nghệ quản lý logistics.
Những ứng dụng hỗ trợ quản lý logistics sẽ làm tăng khả năng cải thiện doanh thu và nâng cao năng suất tiêu thị của khách hàng. Không chỉ như vậy, những công cụ này còn tổng hợp, thống kê các dữ liệu và thông tin khách hàng, tránh sự nhầm lẫn trong vận chuyển.
Việc kết nối chuỗi cung ứng còn thúc đẩy trải nghiệm khách hàng. Dược phẩm là ngành có nhiều đặc thù riêng, chỉ một trải nghiệm tiêu cực cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu và các tổ chức trong chuỗi. Vì vậy nếu muốn thay đổi sự kỳ vọng của khách hàng, các doanh nghiệp trong chuỗi cần đảm bảo triển khai và gắn kết với nhau ngay từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm về tay khách hàng.
Một chuỗi logistics tốt sẽ giúp tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp trong chuỗi. Theo các số liệu được thống kê cho biết, có tới 53% các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà xưởng đến các kênh phân phối bán lẻ. Chưa kê suốt quá trình đó đều không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Giải thích dễ hiểu là các AI và ML sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có được lộ trình vận chuyển, cung ứng một cách tiết kiệm chi phí nhất. Tối đa một lần vận chuyển có thể tiết kiệm được tới 12% tổng chi phí.
Không chỉ vậy, các phần mềm này có khả năng tự động hóa giao hàng, hạn chế việc phân phối vận chuyển thủ công, tối ưu hóa những phát sinh có trong quá trình vận chuyển, điển hình như Medlink – ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hàng đầu cho các công ty dược phẩm.
Theo PGS-TS Lê Văn Truyền, là nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “ Công nghệ 4.0 trong ngành dược đòi hỏi sự chuyển đổi mà trọng tâm thay đổi quản trị sản xuất theo phương pháp truyền thống bằng các phần mềm hiện đại có khả năng kết nối từ toàn bộ quá trình trong doanh nghiệp ”.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có một đội ngũ công nghệ thông tin lành nghề và phải am hiểu đặc thù riêng của ngành.
Hiểu được nhu cầu cấp thiết này, Công ty cổ phần đầu tư Medlink đã cho ra mắt sản phẩm ứng dụng quản lý nhà thuốc với nền tảng B2B và B2C đầu tiên tại Việt Nam.
Medlink là phần mềm quản lý chuyên sâu hỗ trợ doanh nghiệp dược giải quyết nhiều thách thức và đa dạng mà doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đang phải đối mặt.
Được đánh giá là một trong những sản phẩm hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái số trong ngành Y dược. Năm 2019, dự án Medlink đạt giải Quán quân Techsauce Global Pitch Competition 2019 diễn ra tại Thái Lan, Quán quân Cuộc thi Khởi nghiệp toàn cầu của người Việt – Viet Challenge diễn ra tại Mỹ và là dự án được nhiều mong đợi nhất tại Việt Nam.
Medlink mang đến cho công ty dược những giải pháp Marketing hiệu quả như:
Liên hệ ngay với Medlink để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về dịch vụ, ứng dụng quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
DANH MỤC
TDT Asia has been certified by DAS Certification to ISO/IEC 27001:2013 under certificate