Tâm lý khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến hành vi của một người tiêu cùng. Kể cả khi sản phẩm thuốc của bạn có tốt đến đâu chăng nữa nếu không được bán bởi dược sĩ có chuyên môn cao và hiểu tâm lý khách hàng nhà thuốc, chắc chắn sẽ rất khó để có lợi nhuận. Vì vậy nắm bắt tâm lý khách hàng nhà thuốc là điều rất cần thiết, nhất là khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều những chuỗi bán lẻ thuốc lớn. Hãy để Medlink mách bạn các bí quyết nắm trọn tâm lý khách hàng ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung chính:
ToggleTâm lý khách hàng (Consumer Psychology) là thuật ngữ chỉ những vấn đề cảm xúc của người tiêu dùng khi tham gia một giao dịch mua bán.
Với các khách hàng của nhà thuốc, tâm lý khách hàng được hiểu là những suy nghĩ, niềm tin, quan điểm mua sắm của họ khi tham gia giao dịch mua bán tại nhà thuốc.
Nhờ việc hiểu được những yếu tố tâm lý khách hàng nhà thuốc, các marketer, người bán hàng hoặc sellers có thể đề xuất những phương án có thể thúc đẩy nhu cần mua sắm của khách hàng, nhằm tăng doanh thu cho nhãn hàng.
Thông thường, một người tiêu dùng đi mua sắm sẽ có rất nhiều dòng suy nghĩ, có thể là về nhu cầu của bản thân, về công dụng của sản phẩm, về cách chọn như thế nào cho phù hợp túi tiền,… Tuy nhiên hầu hết rất ít người có khả năng đảm bảo rằng sẽ mua các sản phẩm như đúng dự định của bản thân. Vì khi tiếp xúc tại quầy thuốc, dòng suy nghĩ của khách hàng lại bị ảnh hưởng bởi các đặc tính hoặc thông tin của sản phẩm. Và việc của người bán hàng là can thiệp vào những dòng suy nghĩ đó để định hướng những dòng suy nghĩ đó về phía có lợi cho mình.
Trước hết người bán hàng cần biết về một vài tâm lý thường gặp của người tiêu dùng để có được những cách ứng xử phù hợp nhất.
Thuốc là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tinh thần của người sử dụng. Vì vậy rất ít người có xu hướng thử dùng các sản phẩm mới chỉ vì nghe lời giới thiệu của người bán hay một vài quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Họ thường cần có sự đối chiếu với nhiều người hoặc tin vào những kiểm chứng của cơ quan chức năng về tác dụng và thành phần có trong thuốc.
Lợi ích hẳn là thứ được nhiều khách hàng đặt lên hàng đầu trong bất cứ giao dịch mua bán nào. Trước khi quyết định mua một loại thuốc, họ sẽ cân nhắc về những lợi ích mà loại thuốc đó mang lại như công dụng của sản phẩm, giá cả, mức độ an toàn, tính đặc trị,…Họ sẽ không bao giờ mua một loại thuốc có công dụng điều trị thấp hoặc giá cả đắt hơn mặt bằng thị trường mà giá trị vẫn như vậy.
Tâm lý khách hàng nhà thuốc xuất phát từ suy nghĩ luôn muốn có lợi về phía mình của khách hàng. Là một dược sĩ tư vấn bán hàng, bạn cần phải sẵn sàng nhìn nhận vào thực tế rằng trước khi một khách hàng mua sản phẩm của bạn, họ sẽ cân nhắc, so sánh với rất nhiều mặt hàng hoặc các nhà thuốc khác là đối thủ của bạn. Không những thế, họ sẽ liên tục khai thác các thông tin về đặc điểm nhà thuốc và loại thuốc mà bạn đang bán để đem ra đối chiếu. Có thể nói đây là thời điểm khách hàng đắn đo và dễ thuyết phục nhất.
Đối với một số cửa hàng thuốc nhỏ lẻ, dịch vụ hậu mãi thường ít xuất hiện. Tuy nhiên với các chuỗi bán lẻ lớn, dịch vụ hậu mãi là một biện pháp đắc lực để níu chân khách hàng rất tốt. Đây là quá trình chăm sóc khách hàng, biến họ thành những khách hàng trung thành của thương hiệu hoặc nhà thuốc.
Cụ thể một số dịch vụ được cung cấp nhiều như các thông tin về dịch vụ, chính sách đổi trả, bảo hành hoặc khuyến mãi, ưu đãi, tích điểm cho các khách hàng cũ,…
Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý nhà thuốc tăng doanh thu hiệu quả nhất
Sau khi bạn đã xác định được các khách hàng tiềm năng và nắm bắt được cơ bản những tâm lý khách hàng nhà thuốc thường gặp. Bạn cần có cách phân tích để ra những phương án tiếp thị, bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Dưới đây là tổng hợp những bước nắm bắt tâm lý khách hàng của nhà thuốc.
Nhập vai vào khách hàng không còn quá xa lạ với người bán hàng. Đây là phương thức thử nghiệm thực tế để thấy được những tâm lý có thể phát sinh trong một giao dịch mua bán. Cũng từ đó, đội ngũ bán hàng sẽ hiểu được những gì khách hàng thật sự cần, hay những điểm hài lòng hoặc không hài lòng ở sản phẩm và dịch vụ của nhãn hàng.
Với thời đại mà mạng và công nghệ bao trùm lên tất cả hoạt động của con người, một trong những cách nắm bắt tâm lý khách hàng nhà thuốc mà bạn không thể bỏ qua là thực hiện các nghiên cứu qua phương tiện truyền thông.
Cách thức để người bán hàng có thể dễ dàng thực hiện là lập một fanpage hoặc nhóm chung cho khách hàng, sau đó tham khảo những ý kiến được đóng góp bởi các khách hàng qua những nhóm này.
Đây là nước áp dụng những phương thức để điều hướng tâm lý người mua, nhằm tăng doanh thu cho nhà thuốc của bạn. Hãy tham khảo nhé !
Với các cách này, bạn có thể đặt các con số 9 ở phía cuối của giá, người dùng rất dễ bị thu hút bởi những con số này.
Ví dụ như: thay vì để giá mặt hàng là 100.000 VNĐ, bạn nên để là 99.000 VNĐ. Với mức giá này người mua sẽ cảm giác 99.000 VNĐ của sản phẩm rẻ hơn rất nhiều so với khoảng giá từ 100.000 – 200.000 VNĐ, dù thực chất khoảng cách chỉ có 1.000 VNĐ.
Bởi theo tâm lý muốn có lợi về phía bản thân hoặc tâm lý so sánh, họ sẽ luôn lựa chọn mặt hàng có giá rẻ hơn và cho rằng chúng là một con số vừa phải.
Đây là phương thức thường thấy tại các quầy hàng ở siêu thị hoặc nhà thuốc. Khi khách hàng chuẩn bị thanh toán, người bán có thể giới thiệu thêm những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có giá được khuyến mãi hoặc mua kèm với giá rẻ hơn. Lúc này khách hàng có chiều hướng cởi mở hơn và không suy nghĩ quá nhiều để đưa ra quyết định.
Ví dụ, khi khách hàng đã mua một sản phẩm thuốc cảm với trị giá 100.000 VNĐ, bạn có thể giới thiệu sản phẩm mua kèm là thuốc vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng với giá 15.000 VNĐ vào lúc họ đang chuẩn bị thanh toán, khả năng rất cao khách hàng sẽ mua nó
Đây là cách khiến khách hàng không đắn đo quá lâu khi phải lựa chọn giữa hai sản phẩm có giá quá cao hoặc quá thấp. Thay vì chọn một sản phẩm có giá quá cao so với túi tiền của mình hay một sản phẩm rẻ nhưng chất lượng không tốt, ai cũng sẽ chọn một loại thuốc vừa có công dụng tầm trung và giá ở mức tầm trung, không quá cao hoặc không quá rẻ
Ví dụ bạn đang bán một loại thuốc thực phẩm chức năng với giá 500.000 VND với công dụng rất tốt, hãy bán thêm một sản phẩm cùng loại với giá từ 100.000 – 350.000 VNĐ hiệu quả ở mức trung bình ổn định. Điều này sẽ khiến người dùng có xu hướng mua hàng của bạn nhiều hơn.
Với bài viết trên đây, Medlink đã cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết để nắm bắt được tâm lý của khách hàng nhà thuốc trong quá trình tư vấn. Nếu bạn có điều gì cần giải đáp, xin hãy gửi về địa chỉ dưới đây của Medlink!
Xem thêm: Giải pháp chăm sóc khách hàng – tăng doanh thu cho nhà thuốc
DANH MỤC
TDT Asia has been certified by DAS Certification to ISO/IEC 27001:2013 under certificate